• Login
No Result
View All Result
Trang thông tin Mẹ bầu và nuôi dạy trẻ | Cothai.vn
  • Home
  • Mang Thai
    • 40 Tuần Thai
  • Home
  • Mang Thai
    • 40 Tuần Thai
No Result
View All Result
Trang thông tin Mẹ bầu và nuôi dạy trẻ | Cothai.vn
No Result
View All Result
Home Mang Thai 40 Tuần Thai

Thai nhi 34 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 34 tuần

Thai nhi 34 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 34 tuần

Ha Hoai by Ha Hoai
Tháng Năm 24, 2022
in 40 Tuần Thai
0
thai nhi 34 tuần tuổi
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

34 tuần sau ngày có kinh lần cuối, thai nhi đã hình thành trọn vẹn. Lúc này, tỉ lệ các phần trong cơ thể của thai nhi 34 tuần tuổi đã cân đối. Dù vậy thì bé vẫn còn một khoảng thời gian để hoàn thiện và sẵn sàng chào đời.

1. Thai nhi 34 tuần tuổi được hình thành và phát triển thế nào?

thai nhi 34 tuần tuổi
34 tuần sau ngày có kinh lần cuối, thai tuần thứ 34 đã hình thành trọn vẹn.

Lúc này, trọng lượng cơ thể bé sẽ tăng nhanh cùng với việc bồi đắp các mô thịt và mỡ. Bé phát triển cân nặng từ 200 đến 300g mỗi tuần. Thai nhi 34 tuần tuổi nặng khoảng 2,4 – 2,5kg. Kích cỡ của bé lúc này bạn có thể liên tưởng tới một quả mít nhỏ.

Phần lớn các cơ quan đều đã trưởng thành, thận đã hoàn thiện, gan cũng bắt đầu xử lý chất thải. Bé càng tăng cân đồng nghĩa với việc không gian cho bé càng nhỏ lại.

Dù là bé trai hay bé gái thì lúc này bé cũng đang sản xuất rất nhiều hormone giới tính. Chính vì thế mà khi vừa chào đời, vùng kín của trẻ có dấu hiệu sưng đỏ.

Móng tay của con cuối cùng cũng đã chạm đến đầu ngón tay sau 1 tuần phát triển.

Giai đoạn thai 34 tuần này, mắt bé đã có khả năng khép, mở các mi mắt và bắt đầu tập nháy mắt. Tóc lại mọc nhiều hơn như trước. Lớp mỡ dưới da có nhiệm vụ cung cấp năng lượng và điều hòa thân nhiệt khi bé sinh ra.

2. Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi thai nhi 34 tuần tuổi?

thai nhi 34 tuần tuổi phát triển thế nào
Mẹ sẽ thấy mình mũm mĩm hơn, bụng căng to làm cơ thể mẹ nặng nề hơn trước.

Đã 34 tuần trôi qua, và ngày dự sanh đang đến gần. Đây là lúc bạn cần phải tham gia các buổi khám thai quan trọng. Bác sĩ sẽ đo huyết áp, xét nghiệm và theo dõi sự thai đổi vị trí của thai.

Tử cung đôi khi xuất hiện những cơn co thắt. Vùng hố chậu to ra, gây đau, đặc biệt là sau lưng. Thai nhi tăng trưởng nhanh, làm cho tử cung bị đẩy mạnh vào phía xương sườn phía sau, gây cho các mẹ cảm giác đau nhức lồng ngực.

Từ tuần thai thứ 34 đến tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của bạn. Loại vi khuẩn này vô hại với người lớn. Tuy nhiên nếu nó tồn tại trong cơ thể mẹ và truyền sang cho bé, nó sẽ gây biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu…

Mắt của mẹ khi thai nhi 34 tuần tuổi có thể không còn tinh tường như trước. Đây là sự thay đổi do hormone thai kỳ. Hormone này cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dây chằng của mẹ. Tầm nhìn của mẹ không chỉ bị giảm mà việc sản xuất nước mắt cũng sẽ giảm khiến mắt mẹ bị khô và rất khó chịu.

3. Lời khuyên dành cho bà bầu mang thai 34 tuần

mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng khi thai nhi 34 tuần tuổi
Theo dõi các dấu hiệu: rỉ ối, chảy máu… nếu có bất thường cần gọi ngay cho bác sĩ.

Giai đoạn thai nhi 34 tuần tuổi sẽ có nhiều “báo động giả”. Hãy theo dõi số lần báo động diễn ra, để chuẩn bị kịp thời. Bạn có thể sử dụng ứng dụng “theo dõi cân nặng thai kỳ” để theo dõi cân nặng của mẹ. Các dấu hiệu rỉ ối, chảy máu… cần được phát hiện kịp thời để xử lý khi xảy ra bất thường.

Mẹ nên tìm hiểu các vắc xin cần tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh. Đồng thời, tìm hiểu những mẹo phục hồi cơ thể sau sinh. Hạn chế tiếp xúc với những người mang mầm bệnh dễ lây truyền. Việc nhiễm bệnh trong thời gian này sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ không nên ăn quá nhiều thức ăn và đặc biệt là không nên ăn mặn. Lý do là lượng natri nhiều sẽ không tốt cho thai nhi và làm mẹ dễ bị phù chân.

Mẹ hãy chăm tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội hoặc tham gia các lớp yoga cho bà bầu để giảm cảm giác mệt mỏi nhé. Việc tập thể dục cũng giúp mẹ không cảm thấy căng thẳng nữa. Bởi theo nghiên cứu thì có tới 10 – 15% phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu gặp bất cứ khó khăn gì, hãy chia sẻ với người thân và gặp bác sĩ ngay mẹ nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: sự phát triển của thai nhithai 34 tuần tuổi
Previous Post

Thai nhi 33 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 33 tuần

Next Post

Thai nhi 35 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 35 tuần

Ha Hoai

Ha Hoai

Next Post
thai nhi 35 tuần tuổi

Thai nhi 35 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 35 tuần

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recommended

thai nhi 39 tuần tuổi

Thai nhi 39 tuần tuổi: Sự hình thành và phát triển thai 39 tuần

8 tháng ago
thai nhi 38 tuần tuổi

Thai nhi 38 tuần tuổi: Sự hình thành và phát triển thai 38 tuần

8 tháng ago

Trending

No Content Available

Popular

No Content Available
Trang thông tin Mẹ bầu và nuôi dạy trẻ | Cothai.vn

Trang Thông Tin Mẹ Bầu Và Nuôi Dạy Trẻ | Cothai.vn

Category

  • 40 Tuần Thai

Follow Us

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ

Copyright © 2022, Cothai.vn

No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Home 1
  • Liên Hệ

Copyright © 2022, Cothai.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In