• Login
No Result
View All Result
Trang thông tin Mẹ bầu và nuôi dạy trẻ | Cothai.vn
  • Home
  • Mang Thai
    • 40 Tuần Thai
  • Home
  • Mang Thai
    • 40 Tuần Thai
No Result
View All Result
Trang thông tin Mẹ bầu và nuôi dạy trẻ | Cothai.vn
No Result
View All Result
Home Mang Thai 40 Tuần Thai

Thai nhi 32 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 32 tuần

Thai nhi 32 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 32 tuần

Ha Hoai by Ha Hoai
Tháng Năm 21, 2022
in 40 Tuần Thai
0
thai nhi 32 tuần tuổi
0
SHARES
2
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Thai nhi 32 tuần tuổi đã có kích thước lớn nên chiếm nhiều chỗ hơn trong bụng mẹ. Thời gian này, người mẹ có thể gặp khó khăn hơn trong việc di chuyển.

1. Thai nhi 32 tuần tuổi hình thành và phát triển như thế nào?

thai nhi 32 tuần tuổi
Khi khám thai, có lẽ bạn đã thấy thai nhi nằm chúc đầu xuống.

Bước tới tuần thai thứ 32, da bé không còn nhăn nheo nữa, khung xương cũng trở nên cứng cáp hơn. Cân nặng của thai 32 tuần tuổi lúc này là 1,8kg; chiều dài từ đỉnh đầu đến mông khoảng 43cm.

Chúng ta đã có thể thấy rõ bộ phận sinh dục của thai nhi thông qua siêu âm. Nếu là bé trai, dương vật của bé đang dần di chuyển từ bụng xuống bìu. Hormone thai kỳ của bạn sẽ làm phần bìu của bé sưng lên khi mới sinh. Nếu là bé gái, âm hộ của bé cũng sẽ bị phù và sưng. Tuy nhiên, tất cả những dấu hiệu này sẽ biến mất trong vài tuần đầu.

Khi thai nhi 32 tuần tuổi, các lớp màng bảo vệ da bé vẫn tiếp tục phát huy chức năng của mình. Lớp lông tơ bọc quanh da bắt đầu biến mất. Em bé có thể nhắm, mở mắt và luyện tập điều tiết mắt. Đồng tử của bé có thể điều tiết để hạn chế lượng ánh sáng chiếu vào mắt.

Khi khám thai, có thể bạn sẽ thấy phần đầu của thai nhi hướng về phía cổ tử cung. Đây được gọi là sự hình thành thai nhi ngôi đầu (ngôi thuận).

2. Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi thai nhi 32 tuần tuổi?

thai nhi 32 tuần tuổi phát triển lớn hơn
Bạn sẽ thường xuyên thấy khó thở ở tuần thai thứ 32.

Thời gian này, mẹ sẽ cảm thấy đau, thậm chí tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay. Những dây thần kinh chạy qua đường ống này có thể bị bó chặt, gây cảm giác tê cứng, ngứa ran hoặc đau âm ỉ.

Thai nhi 32 tuần tuổi, tâm tư tình cảm của mẹ có nhiều thay đổi. Thế nên, người chồng nên quan tâm đến cảm xúc của vợ nhiều hơn và trang bị đầy đủ kiến thức khi vợ mang thai để phòng ngừa những trường hợp khẩn cấp.

Các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu hay trào ngược axit trở nên nhiều hơn trong tuần này. Thân nhiệt của bạn có thể cao hơn vài độ thế nên bạn dễ cảm thấy nóng ngay khi mọi người đều thấy lạnh. Chân của bạn có những dấu hiệu giãn tĩnh mạch. Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ khác.

3. Lời khuyên dành cho bà bầu mang thai 32 tuần

thai nhi 32 tuần tuổi khiến mẹ thấy nặng nề
Bạn nên chia nhỏ từ 6 đến 7 bữa ăn trong ngày.

Để cải thiện chứng mất ngủ xảy ra trong thời gian này, bạn có thể kê gối cao. Tuyệt đối mẹ không được nằm ngửa, nằm nghiêng về phía bên phải hoặc gục xuống bàn. Những điều trên có thể khiến thai nhi bị ngạt dẫn đến tử vong.

Ở giai đoạn thai nhi 32 tuần tuổi này, bạn không cảm thấy đói nhiều như trước đây. Bạn nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong ba tháng cuối này. Thay vì ăn thật no và ăn ít lần trong ngày, bạn nên chia nhỏ từ 6 đến 7 bữa ăn trong ngày. Mẹ nên bổ sung đầy đủ canxi để hệ xương của con phát triển hoàn thiện nhé.

Khi ngồi, bạn nên gác bàn chân lên cao. Điều này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Lúc này, kích thước vòng bụng đã to hơn nhiều khiến tầm nhìn dưới chân bạn bị hạn chế. Vì vậy, mọi di chuyển nên thật cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Tuần thai này, nếu mẹ thấy một số triệu chứng như cảm giác bụng trước căng thành cơn hoặc dịch tiết âm đạo ra bất thường (ra máu, dịch lỏng âm đạo…), đặc biệt là khi mẹ cảm thấy có trên 6 cơn co thắt trong vòng 1 giờ, mỗi cơn co khoảng 30 – 45 giây thì mẹ cần đến bệnh viện để khám ngay lập tức. Vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non.

Ngoài ra, khi mẹ nhận thấy thai nhi đạp quá nhiều hoặc quá ít cũng cần đến khám để đảm bảo con vẫn luôn khỏe mạnh nhé. Một số triệu chứng bất thường như mẹ cảm thấy đau đầu, sốt, tức ngực, bị ngất… cũng là những triệu chứng bất thường. Mẹ hãy đi khám để đảm bảo an toàn nhé. Tuần thai này mẹ cũng cần nhớ lịch đi khám thai để làm một số xét nghiệm cơ bản.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: sự phát triển của thai nhithai 32 tuần tuổi
Previous Post

Thai nhi 31 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 31 tuần

Next Post

Thai nhi 33 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 33 tuần

Ha Hoai

Ha Hoai

Next Post
thai nhi 33 tuần tuổi

Thai nhi 33 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 33 tuần

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recommended

thai nhi 39 tuần tuổi

Thai nhi 39 tuần tuổi: Sự hình thành và phát triển thai 39 tuần

8 tháng ago
thai nhi 38 tuần tuổi

Thai nhi 38 tuần tuổi: Sự hình thành và phát triển thai 38 tuần

8 tháng ago

Trending

No Content Available

Popular

No Content Available
Trang thông tin Mẹ bầu và nuôi dạy trẻ | Cothai.vn

Trang Thông Tin Mẹ Bầu Và Nuôi Dạy Trẻ | Cothai.vn

Category

  • 40 Tuần Thai

Follow Us

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ

Copyright © 2022, Cothai.vn

No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Home 1
  • Liên Hệ

Copyright © 2022, Cothai.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In