Khi bước đến giai đoạn thai nhi 27 tuần tuổi thì thị lực của bé đã phát triển mạnh mẽ hơn. Bé có thể cảm nhận ánh sáng mờ ảo qua thành tử cung của mẹ. Não của bé cũng đang hình thành và phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh.
Thai nhi 27 tuần tuổi được hình thành và phát triển như thế nào?

Ở giai đoạn thai nhi 27 tuần tuổi này, bé có cân nặng ước chừng khoảng 1kg, chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân là 37cm. Quá trình tích tụ mỡ dưới da bé vẫn đang tiếp diễn ở tuần thai thứ 27. Nếu em bé được sinh ra trong thời điểm này, trông bé sẽ rất mỏng manh.
Thị lực của bé đã phát triển mạnh mẽ hơn. Bé có thể nhìn thấy ánh sáng mờ qua thành tử cung của mẹ. Đôi mắt lúc này đã có lông mi và bé có thể nhấp nháy nó. Đường hô hấp vẫn chưa hoàn thiện. Thế nên ở thời điểm này, nó chỉ hình thành những cấu trúc nhỏ chứa phế quản và phế nang.
Não của bé đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào não và dây thần kinh đã liên kết nhau hoàn chỉnh và đi vào hoạt động. Thời điểm này, bác sĩ khó xác định tư thế của bé đang nằm trong bụng mẹ bởi vì rất dễ nhầm lẫn giữa đầu và mông. Vì vậy, việc xác định tư thế còn gặp nhiều khó khăn.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi thai nhi 27 tuần tuổi?

Trong quá trình mang thai, lưng là một trong những vùng cơ thể chịu tác động lớn nhất bởi sức nặng. Lưng bạn luôn ở trạng thái lắc lư để cân bằng giữa trọng lượng cơ thể và vòng bụng đang nhô. Bên cạnh đó, chân bạn còn có khuynh hướng đi hai hàng trong suốt thai kỳ.
Ở tuần thai thứ 27, mẹ có thể dễ mắc cảm giác tê râm ran, khó chịu ở cẳng chân khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Nếu triệu chứng này giảm bớt khi cử động, có thể mẹ đang mắc hội chứng “chân không nghỉ” (RLS). Hội chứng này tương đối phổ biến ở các bà bầu sắp sinh.
Trong giai đoạn thai nhi 27 tuần tuổi máu cơ thể phải tuần toàn nhiều hơn và thể tích của những chất dịch cũng tăng nên. Điều này dẫn đến tình trạng một phần cơ thể mẹ trở nên phù nề. Chân và tay của mẹ trở nên to hơn bình thường.
Bạn dễ cảm thấy nóng trong người hơn bình thường. Bầu ngực của bạn sẽ càng nặng và căng hơn. Các tĩnh mạch giãn ra, đầu ti tiếp tục sậm màu. Những thay đổi trên rất cần thiết cho quá trình tạo sữa sắp tới.
Lúc này, rốn của mẹ đã bị đẩy lồi hẳn ra rồi. Màu đường thẳng dọc bụng mẹ cũng đậm hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường và không có ảnh hưởng xấu gì tới sự phát triển của thai nhi.
Lời khuyên dành cho bà bầu mang thai 27 tuần

Trong tuần thai thứ 27 này, bụng bạn khá to nên khó có một dáng ngủ ưng ý. Thoải mái nhất vẫn là nằm nghiêng so với chân co, đầu gối gấp về phía ngực và một chân duỗi thẳng ra. Bên cạnh đó, việc những bài thể dục cho bà bầu cũng khiến mẹ ngủ ngon giấc. Đồng thời, bạn có thể dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ.
Mẹ hãy duy trì sử dụng kem dưỡng ẩm để hạn chế những vết rạn cũng như cảm giác ngứa ngáy khiến mẹ khó chịu nhé.
Nếu trong thời gian thai nhi 27 tuần này bạn có sữa non rỉ ra, hãy cho vài miếng đệm vào trong áo ngực để giữ quần áo sạch. Chỉ nên sử dụng áo ngực không có gọng và được may bởi chất liệu vải mềm. Áo ngực không gọng và mềm mại sẽ bảo vệ bầu ngực của phụ nữ mang thai khỏi những tác nhân gây đau.
Dần bước vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ sẽ cảm thấy thèm ăn nhiều hơn. Dù vậy, mẹ chỉ nên chọn các loại thực phẩm lành mạnh, tránh xa đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ và carbonhydrate nhé. Và đặc biệt mẹ đừng quên uống đủ lượng nước mỗi ngày nhé.