• Login
No Result
View All Result
Trang thông tin Mẹ bầu và nuôi dạy trẻ | Cothai.vn
  • Home
  • Mang Thai
    • 40 Tuần Thai
  • Home
  • Mang Thai
    • 40 Tuần Thai
No Result
View All Result
Trang thông tin Mẹ bầu và nuôi dạy trẻ | Cothai.vn
No Result
View All Result
Home Mang Thai 40 Tuần Thai

Thai nhi 21 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 21 tuần

Ha Hoai by Ha Hoai
Tháng Năm 19, 2022
in 40 Tuần Thai
0
thai nhi 21 tuần tuổi
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Thai nhi 21 tuần tuổi với sự phát triển nhanh chóng về cân nặng và chiều dài. Mẹ sẽ cảm nhận được bé ngày một rõ ràng hơn qua những cử động của bé trong bụng.

Thai nhi 21 tuần tuổi sẽ hình thành và phát triển như thế nào?

thai nhi 21 tuần tuổi
Thai nhi 21 tuần tuổi với sự phát triển nhanh chóng về cân nặng và chiều dài.

Ở giai đoạn thai 21 tuần này, bé có kích thước khoảng 28cm về chiều dài (tính từ đầu đến mông), cân nặng khoảng 400 gram. Bé bắt đầu có hình dáng của một đứa trẻ sơ sinh. Mí mắt, môi và lông mày của bé trở nên rõ ràng hơn. Đôi mắt của bé đã hình thành nhưng tròng mắt vẫn còn thiếu sắc tố.

Phổi bé giờ đang hình thành chất surfactant, giúp các khí hoà tan dễ dàng tạo điều kiện tốt cho sự trao đổi khí khi bé lọt lòng. Tuyến tụy đang phát triển đều đặn nhằm tạo một số nội tiết tố quan trọng. Thai nhi 21 tuần tuổi đã hình thành lớp lông tơ phủ kín người.

Thính giác của bé đã hoàn thiện chức năng và bé sẽ phản ứng nếu có những tiếng ồn đột ngột. Xương dần trở nên cứng cáp và vững chắc hơn. Đặc biệt trong tuần này, bé có thể cử động được tất cả các cơ, hơn nữa, bé còn thực hiện được nhiều động tác khác.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi thai nhi 21 tuần tuổi?

sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi
Thai nhi 21 tuần tuổi – Những cú đạp, cú huých dần trở nên mạnh mẽ hơn.

Ở tuần này, mẹ đã bắt đầu thấy những vết rạn da trên bụng. Đó là do da bụng giãn ra theo kích thước đang lớn dần của bé. Đa số phụ nữ mang thai đều gặp phải vấn đề này. Những vết rạn da này xảy ra thường xuyên nhất ở vùng bụng, tuy nhiên có thể xuất hiện ở mông, đùi và ngực.

Bạn hay có cảm giác bàn tay mình như bị kim chích do hội chứng “đường hầm cổ tay” làm nghẽn dịch quanh các dây thần kinh cổ tay gây tác động lên ngón tay cái và ngón trỏ. Thông thường, để hạn chế cảm giác tê bì do hội chứng này mang lại, bạn nên dùng đến biện pháp vật lý trị liệu và mang nẹp tay.

Những hormone thai sản là nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu trong giai đoạn này. Chứng này có thể không xuất hiện thường xuyên nhưng sẽ tăng lên trong vài tuần tới. Trường hợp bị đau đầu dai dẳng kèm theo thị lực bị ảnh hưởng, bạn nên tìm đến bác sĩ.

Trong tuần thai thứ 21, dịch âm đạo ra nhiều hơn, thường lỏng, màu trắng hoặc trong và không mùi. Nhiều bà bầu vì điều này phải dùng băng vệ sinh hằng ngày. Tuy nhiên, làm như vậy có thể dễ gây ra tình phải nhiễm khuẩn. Bạn nên thay băng thường xuyên để giữ vệ sinh vùng kín. Trường hợp cảm thấy ngứa và nóng rát, bạn hãy đến gặp bác sĩ để điều trị.

Lời khuyên dành cho bà mang thai 21 tuần

sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi thế nào
Bạn nên có một giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý.

Khi gặp những trường hợp đau đầu, bạn đừng để cơ thể mất nước hay quá nóng. Thay vào đó, bạn nên thư giãn và nghỉ ngơi. Sau đó đắp một chiếc khăn mát lên mắt hoặc ăn một món ăn nhẹ.

Nên có một giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý. Tập duỗi thẳng người trước đi ngủ. Đồng thời, không nên để đồ vật gì gần giường ngủ. Điều này giúp bạn tránh bị vấp ngã khi cần thức dậy lúc nửa đêm.

Hãy nhớ tuyệt đối tránh xa khói thuốc lá vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ hãy nhớ bổ sung đầy đủ lượng sắt cho cơ thể để duy trì đủ lượng hồng cầu. Một số thực phẩm giàu sắt mẹ có thể tham khảo bổ sung vào thực đơn như: cá, rau chân vịt, thịt nạc đỏ…

Ngoài ra, mẹ cũng nên nhớ hạn chế uống trà, cà phê nhé. Thay vào đó, 6 – 8 cốc nước mỗi ngày (nước lọc, nước cam, nước dừa…) sẽ rất tốt cho mẹ đấy. Và nhớ là đừng uống nước vào tối trước khi đi ngủ, vì nó sẽ khiến mẹ phải dậy đi toilet và khó có thể vào lại giấc được.

Thời gian mang thai 21 tuần tuổi này, bạn nên chú ý đến việc khám thai định kỳ. Đây là hoạt động giúp phát hiện các bất thường ở thai nhi cũng như kiểm định môi trường sống của bé có ổn định trong bụng mẹ hay không.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: sự phát triển của thai nhithai 21 tuần tuổithai nhi 21 tuần tuổi
Previous Post

Thai nhi 20 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 20 tuần

Next Post

Thai nhi 22 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 22 tuần

Ha Hoai

Ha Hoai

Next Post
sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi

Thai nhi 22 tuần tuổi – Sự hình thành và phát triển thai 22 tuần

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recommended

thai nhi 39 tuần tuổi

Thai nhi 39 tuần tuổi: Sự hình thành và phát triển thai 39 tuần

8 tháng ago
thai nhi 38 tuần tuổi

Thai nhi 38 tuần tuổi: Sự hình thành và phát triển thai 38 tuần

8 tháng ago

Trending

No Content Available

Popular

No Content Available
Trang thông tin Mẹ bầu và nuôi dạy trẻ | Cothai.vn

Trang Thông Tin Mẹ Bầu Và Nuôi Dạy Trẻ | Cothai.vn

Category

  • 40 Tuần Thai

Follow Us

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ

Copyright © 2022, Cothai.vn

No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Home 1
  • Liên Hệ

Copyright © 2022, Cothai.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In